AKO HOME VN
Giếng trời nhà ống được xem là giải pháp kỹ thuật để đón ánh sáng và lấy gió cho ngôi nhà. Mặt khác giếng trời còn là giải pháp kiến tạo không gian, độc đáo, thể hiện không gian sống ấn tượng và đẹp mắt cho gia chủ.
Vậy giếng trời thực chất là gì? Giếng trời đón nắng và hứng gió như thế nào? Cấu tạo của giếng trời bao gồm mấy phần? Thiết kế và thi công giếng trời cần chú ý những gì để đạt được mục đích đón thoáng?
Bài viết này không hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những bứt phá mới mẻ trong kiến trúc, xây dựng, chúng tôi chỉ có tham vọng tổng hợp đầy đủ những thông tin khoa học, nhằm đem đến những kiến thức tổng quan cho ngôi nhà phố, để tìm ra giải pháp hóa giải không gian. Khắc phục được những hạn chế của mẫu nhà phố, vốn nhỏ hẹp về chiều rộng và dài về chiều sâu.
Giếng trời chính là khoảng trống thông theo đường thẳng từ mái xuống nền đất của ngôi nhà, được sử dụng với các mục đích như tăng hiệu ứng thẩm mĩ, phục vụ nhu cầu phong thủy, tăng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, điều hòa không khí, giúp không gian sống trở nên hài hòa và đầy sức sống hơn.
Giếng trời nhà ống được xem là giải pháp khoa học, mở rộng không gian, được nhiều nhà phố lựa chọn. Tuy nhiên do đặc thù thiết kế, kiến trúc, nếu không có giải pháp thiết kế và xử lý giếng trời khoa học, thì có thể sẽ không đạt được hiệu quả như ý muốn.
Giếng trời được cấu tạo gồm có 3 phần là đáy giếng, thân giếng và phần đỉnh giếng
+ Đáy giếng là phần cuối cùng, được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ. Không gian này có thể kết nối với phòng khách hoặc phòng ăn, tạo bố cục đẹp mắt.
+ Thân giếng: là khoảng không nối đáy giếng đến đỉnh giếng, có tác dụng chiếu sáng cho các tầng bên trên.
+ Phần đỉnh giếng: là phần nằm ở trên cùng, thường là mái, có vai trò chiếu sáng và thông gió, thường sử dụng mái kính và hệ khung mái.
Giếng trời có tác dụng lấy sáng và lấy gió, giúp lưu thông không khí trong nhà, được sử dụng nhiều trong những mẫu nhà phố, nhà biệt thự. Tuy nhiên vị trí giếng trời đặt ở đâu để đón được thoáng?
Giếng trời nhà ống thường được đặt ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa hiệu quả. Thiết kế giếng trời ở trong nhà sẽ có 3 mặt, thiết kế cho không gian hành lang, cầu thang, phòng vệ sinh và các phòng khác. Đặt vị trí ở giữa nhà sẽ giúp giếng trời điều phối ánh sáng và gió thoáng đồng đều cho ngôi nhà, đồng thời gây ấn tượng về thị giác, thu hút tầm nhìn, làm không gian thêm lớn hơn, đẹp hơn. Nếu thiết kế giếng trời ở trong nhà thì bạn nên làm mái kính che, vừa đảm bảo thẩm mĩ, đảm bảo đón nắng, đón gió hợp lý.
Thiết kế giếng trời sau nhà sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới không gian chung của ngôi nhà. Do đó mục đích lấy sáng, đón thoáng dễ dàng và không yêu cầu thiết kế quá cầu kỳ. Nếu như thiết kế giếng trời ở phía sau, nếu bạn xây ở hướng gió mạnh thì nên giảm diện tích kích thước giếng trời, để đảm bảo điều tiết gió cho ngôi nhà. Nếu thiết kế giếng trời nhà phố ở phía sau thì có thể không cần làm mái che để tiết kiệm chi phí.
Với đặc thù của những mẫu nhà phố, thiết kế giếng trời khoa học sẽ giúp việc điều hòa không khí trở nên dễ dàng và hài hòa hơn. Khi thiết kế giếng trời nhà phố ở cuối nhà, bạn cần phải chú ý nhiều yếu tố, nếu không hiệu ứng sẽ không như ý:
Thiết kế giếng trời cho nhà biệt thự, nhà phố, không khó. Tuy nhiên việc thiết kế phải đáp ứng làm sao để có thể đón được không gian thông thoáng, ánh sáng tự nhiên không phải là điều đơn giản.
Khi thiết kế giếng trời, cần dựa trên cấu tạo hình thành giếng mà đưa ra những phương án thiết kế sao cho khoa học nhất.
Thiết kế đỉnh giếng có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt. Việc thiết kế mái kính sẽ đảm bảo cho việc đón nhận ánh sáng tự nhiên một cách tốt nhất. Mái che nên có khung sắt làm khung để đảm bảo an toàn. Kính làm mái che nên thiết kế họa tiết hoặc sử dụng mái nhựa để giúp cho việc trao đổi ánh sáng khoa học hơn.
Ở diện tường xuyên tầng của giếng trời có thể xây, ốp trang trí, treo cây xanh, kết hợp chiếu sáng theo nhu cầu và sở thích của từng gia chủ.
Trên những mảng tường có thể ốp đá làm điểm nhấn, những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách. Hoặc sử dụng những chậu cây tiểu cảnh xanh dạng dây leo để trang trí.
Ở khu vực đáy giếng, bạn có thể dễ dàng trang trí cho nó để tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà. Đây là khu vực được trang trí cầu kỳ nhất. Thường gia chủ sẽ thiết kế hòn non bộ, bể cá, tiểu cảnh, vườn cây leo sẽ giúp không gian của ngôi nhà trông xanh và trông thoáng hơn.
Ánh nắng sẽ chiếu thẳng trực tiếp từ bầu trời xuống giếng trời với cường độ mạnh, điều này sẽ gây ra sự dư thừa ánh nắng, tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Hoặc có trường hợp vào mùa mưa, nước mưa phả, tạt vào trong sẽ gây ra sự phiền toái. Hoặc đôi khi trộm thường lợi dụng mái giếng trời thiết kế không quá chắc chắn, hoặc đập vỡ để đột nhập vào trong. Hiện nay mái giếng trời được thiết kế với hai kiểu
Mái che cố định là loại mái che được sử dụng nhiều nhất vì đơn giản trong lắp đặt, có nhiều lựa chọn về giá cả. Với thiết kế cố định này, nên sử dụng vật liệu như tấm poly dày hoặc kính cường lực để làm mái che. Để đảm bảo cách nhiệt cho không gian, bạn nên sử dụng tấm phim cách nhiệt ở mặt trong hoặc lắp thêm ô thoáng để thoát hơi nóng phía trong.
Loại mái này cho phép bạn có thể đóng mở giếng trời của mình theo nhu cầu sử dụng. Giải pháp này hoàn toàn linh hoạt hơn mái che giếng trời cố định, tuy nhiên chi phí đầu tư và thời gian thi công lâu hơn mái che cố định.
Trên thị trường hiện nay có 3 loại mái di động, được sử dụng nhiều như sau:
Giếng trời nhà ống không có mái che được sử dụng chung với khoảng thông tầng, kiêm trong vườn nhà. Do đó, khu vực này cần để hở để giúp cho cây xanh có thể phát triển thự nhiên bằng ánh sáng mặt trời và mưa.
Nếu bạn muốn sử dụng giếng trời không có mái che, thì phải lưu tâm đến 2 vấn đề:
Thứ nhất: áp dụng các biện pháp an toàn như lắp thêm khung thép để bảo vệ, thiết kế trần nhà có khe hở, hoặc lắp kính bao quanh xung quanh khoảng giếng trời hở.
Thứ hai: bạn cần lắp thêm hệ thống thoát nước mưa để đảm bảo nước không tràn hay ngập vào không gian khác trong nhà.
Việc lựa chọn giếng trời có mái hay không có mái, sử dụng mái che cố định hay mái di động, tất cả đều được quyết định dựa trên sở thích, mẫu thiết kế kiến trúc của ngôi nhà.
Để có thể sở hữu được không gian giếng trời khoa học, đẹp mắt và thuận tiện sử dụng, bạn nên chú ý đến những nguyên tắc sau:
Hiện nay giếng trời nhà phố được ứng dụng rộng rãi để đón nhận ánh sáng và thoáng mát, tuy nhiên có một bất cập đó chính là bị hắt nước mưa. Vậy nếu giếng trời bị hắt nước mưa thì bạn nên xử lý như thế nào? Hãy cùng chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong phạm vi bài viết này nhé.
Thường thì hiện tượng bị hắt nước mưa hay xảy ra với những trường hợp giếng trời không có mái che. Thời tiết Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, cho nên hiện tượng mưa nắng thất thường gây nên những bất tiện, nếu không có biện pháp xử lý, thì nước mưa hắt vào giếng trời là chuyện thường. Để có thể hạn chế nhược điểm này, khi thiết kế giếng trời phải có sự tính toán sao cho lượng nhiệt và gió ra vào phải được cân bằng. Việc này không những giúp làm giảm lượng mưa bị hắt vào, nó còn cân bằng được lượng nhiệt và gió, tránh nóng quá vào mùa hè và lạnh thêm vào mùa đông.
Để có thể hạn chế hiện tượng nước mưa ngấm vào trong, cần chú ý đến bố cục, chúng ta nên xây giếng trời nhà ống như sau:
+ Khi thi công giếng trời phải gia cố thêm sắt phần biên đỉnh và chứa sắt ở phía góc
+ Khi xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ 15cm đến 1m6 tùy theo ý thích của từng gia chủ, sau đó đổ bê tông các trụ góc giếng kích thước 15cm x 15cm.
+ Khi sử dụng lớp vật liệu chiếu sáng ở phía trên cùng như mica, kính cường lực, … bạn nên dán thêm 1 hoặc 2 lớp phim lọc tia UV hay các tia xấu có hại cho sức khỏe.
Nếu giếng trời không có mái che, dẫn đến mưa hắt, do đó lượng nước mưa sẽ dồn xuống dưới phần đáy giếng. Do đó, nhất thiết phải xây dựng hệ thống thoát nước sàn hợp lý, nếu không về mùa mưa, nước mưa ứ đọng sẽ gây nên những hiện tượng ứ đọng nước.
Thiết kế giếng trời hiện nay được nhiều gia chủ quan tâm và đầu tư, dường như trong không gian nhà phố chật hẹp, giếng trời cùng với ban công là khoảng không gian xanh, thể hiện sở thích cũng như là khu vườn nhỏ để mang đến dòng sinh khí, thanh lọc cho gia đình.
Không gian xanh của nhà phố có ý nghĩa quan trọng trong thiết kế kiến trúc, nó đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, đời sống tự nhiên và cân bằng các yếu tố Âm – Dương ngũ hành trong tổng thể chung.
Thiết kế giếng trời cần tuân thủ đầy đủ các quy tắc, nguyên tắc thiết kế. Từ kích thước, kiểu dáng, mái che, hệ thống cách âm, hệ thống thoát nước sàn, đều phải được tính toán với những thông số chuẩn.
Nếu gia đình bạn có mong muốn sở hữu không gian sống khoa học, với hệ thống giếng trời an toàn và đẹp mắt, hãy liên hệ ngay với kiến trúc sư của chúng tôi. Wedo luôn sẵn lòng phục vụ quý khách hàng, với những ý tưởng thiết kế hoàn hảo nhất.